Do bởi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao, hàng năm có không ít người do biến chứng thận mà dẫn đến phù nề, tiểu đạm, cao huyết áp, thậm chí suy thận gây chứng độc niệu, và phải rửa thận cả đời hoặc thay thận để duy trì sự sống; nói chung, người bệnh tiểu đường thường có khoản 1/3 phát sinh biến chứng thận kỳ cuối bệnh tiểu đường, cần tiếp nhận điều trị lọc máu.
Thận giống như hệ thống nước máy đặc biệt, có vô số ống máu nhỏ nối với rất nhiều cầu thận, mà cầu thận giống như máy lọc nước, giữ lại chất dinh dưỡng có trong máu khi đi qua cầu thận, và lọc bớt những chất thừa hoặc chất thải không cần thiết và đưa ra ngoài cơ thể.
Kỳ đầu của biến chứng thận ở bệnh tiểu đường phát sinh trong phần huyết quản nhỏ của cầu thận, một số chất đạm cực nhỏ trong máu bị rò rỉ và chảy vào trong nước tiểu, khi phát triển đến kỳ cuối, thận không thể làm sạch chất có hại trong máu, như Nitơ urê và Creatinine v.v..., sẽ khiến những chất này tăng lên trong máu; Creatinine tăng cao là chỉ tiêu chức năng thận trở nên xấu đi một cách rõ ràng.
Cao huyết áp cũng là một trong đầu mối chủ yếu của biến chứng thận của bệnh tiểu đường, nếu bản thân người bệnh có cao huyết áp mà không kiểm soát huyết áp, sẽ làm gia tăng rủi ro của biến chúng thận và tăng tốc phát sinh biến chứng thận của bệnh tiểu đường. Cao huyết áp gây biến chứng thận, và khi chức năng thận suy yếu, thì sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, hai cái có sự ràng buộc nhân quả. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần phải thường xuyên tự đo huyết áp, huyết áp hơi cao thì phải tiếp nhận điều trị.